Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Phụ nữ nghèo Ấn Độ chấp nhận cắt tử cung để đi làm thuê
Hàng nghìn phụ nữ ở Ấn Độ chấp nhận cắt tử cung để đổi lấy cơ hội việc làm trên những cánh đồng mía.


Một người đàn ông đi qua biển tuyên truyền tránh kỳ thị phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt ở Ấn Độ. Ảnh: AFP.



Kinh nguyệt là một chủ đề cấm kỵ ở Ấn Độ, nơi phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt được cho là không sạch sẽ và không được phép tham gia các sự kiện xã hội, tôn giáo. Trong những năm gần đây, quan niệm này gặp nhiều thách thức bởi những phụ nữ thành thị có học thức.



Tuy nhiên, hai tin tức gần đây cho thấy kỳ thị kinh nguyệt vẫn bén rễ rất sâu trong văn hóa Ấn Độ. Đa số phụ nữ, đặc biệt là người xuất thân trong gia đình nghèo, không được học hành đầy đủ, buộc phải đưa ra những lựa chọn có tác động lâu dài và không thể đảo ngược tới sức khỏe và cuộc sống.



Tin tức đầu tiên bắt nguồn từ bang Maharashtra, miền tây Ấn Độ, nơi hàng nghìn phụ nữ trẻ đã phẫu thuật cắt tử cung trong ba năm qua để được tới làm thuê ở cánh đồng mía.



Mỗi năm, hàng chục nghìn gia đình nghèo ở các huyện Beed, Osmanabad, Sangli và Solapur di cư tới những huyện phía tây giàu có hơn, nơi được coi là "vành đai mía đường", để làm thợ cắt mía trong thời gian 6 tháng.



Khi tới đó, họ phụ thuộc vào các chủ thầu tham lam, những người tận dụng mọi cơ hội để bóc lột. Chủ thầu không muốn thuê phụ nữ cắt mía vì công việc này rất nặng nhọc và phụ nữ có thể xin nghỉ làm một tới hai ngày khi đến kỳ kinh. Nếu nghỉ làm một ngày, họ phải trả tiền phạt.



Công nhân sống trong lều gần cánh đồng, không có nhà vệ sinh. Việc thu hoạch đôi khi phải làm cả ngày lẫn đêm, không có giờ giấc ngủ nghỉ cố định. Với phụ nữ tới kỳ kinh, điều này khiến cuộc sống càng khó khăn hơn.



Do điều kiện vệ sinh kém, nhiều phụ nữ mắc bệnh viêm nhiễm. Các bác sĩ vô đạo đức thường khuyến khích họ phẫu thuật cắt bỏ tử cung, dù họ chỉ gặp phải bệnh phụ khoa nhỏ và có thể điều trị bằng thuốc, theo các nhà hoạt động.



Vì đa số phụ nữ đều tảo hôn, nên nhiều người đã sinh hai, ba con dù mới ngoài 20 tuổi. Bởi bác sĩ không cảnh báo trước những vấn đề gặp phải nếu cắt bỏ tử cung, nhiều người tin rằng sức khỏe vẫn ổn nếu làm phẫu thuật.



Điều này khiến một số ngôi làng trong khu vực biến thành "làng của phụ nữ không tử cung". Sau khi nghị sĩ Neelam Gorhe đưa vấn đề ra một hội nghị hồi tháng 5, Bộ trưởng Y tế bang Maharashtra Eknath Shinde thừa nhận có 4.605 ca cắt tử cung ở huyện Beed trong ba năm. Ông này biện minh không phải mọi ca phẫu thuật đều được thực hiện với phụ nữ làm nghề thu hoạch mía và cho hay đã thành lập ủy ban điều tra một số vụ.



Một nửa phụ nữ trong làng Vanjarwadi thuộc huyện Beed đã cắt tử cung, hầu hết dưới 40 tuổi và một số trong độ tuổi 20. Nhiều người cho hay sức khỏe xấu đi sau khi phẫu thuật. Một phụ nữ trẻ bị đau dai dẳng ở lưng, cổ và đầu gối, sáng nào thức dậy mặt mũi, tay chân cũng sưng vù. Một người khác than phiền "liên tục chóng mặt" và không thể đi bộ quãng ngắn.



Tin tức thứ hai xuất hiện ở bang Tamil Nadu, miền nam đất nước. Phụ nữ làm việc trong ngành công nghiệp may mặc trị giá hàng tỷ USD của Ấn Độ cho biết phải uống một loại thuốc không nhãn mác ở nhà xưởng, thay vì được nghỉ một ngày, mỗi khi phàn nàn vì đau bụng lúc tới kỳ kinh nguyệt.



Hãng thông tấn Reuters đã phỏng vấn 100 phụ nữ, cho biết loại thuốc này hiếm khi được bác sĩ kê đơn, còn công nhân may đa số xuất thân từ gia đình nghèo có hoàn cảnh khó khăn, cho biết không thể để mất một ngày lương chỉ vì đau bụng.



100 phụ nữ được phỏng vấn đều nói từng uống thuốc và hơn một nửa cho biết sức khỏe bị ảnh hưởng. Đa số không biết tên thuốc cũng như không được cảnh báo về tác dụng phụ của thuốc. Họ cho rằng thuốc gây nhiều vấn đề sức khỏe như trầm cảm, lo lắng, nhiễm trùng đường tiết niệu, u xơ và sảy thai.



Những tin tức này buộc chính quyền phải hành động. Ủy ban Phụ nữ Quốc gia gọi tình trạng của phụ nữ ở bang Maharash là "thảm hại và khốn khổ", yêu cầu chính quyền bang ngăn chặn những hành động "tàn bạo" tương tự trong tương lai. Tại Tamil Nadu, chính quyền cho hay sẽ theo dõi sức khỏe của công nhân ngành may mặc.



Tin tức đến trong thời điểm nhiều nỗ lực đang được thực hiện khắp thế giới nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động bằng cách thực hiện các chính sách nhạy cảm về giới.



"Ở Ấn Độ, bang Bihar cho phép nhân viên nữ nghỉ thêm hai ngày mỗi tháng từ năm 1992 và chính sách này có hiệu quả", Urvashi Prasad, chuyên gia chính sách công tại viện nghiên cứu Niti Aayog của chính phủ nói.



Năm ngoái, một nữ nghị sĩ đã đề xuất Dự luật Quyền lợi trong kỳ Kinh nguyệt lên quốc hội, đề nghị cho phép phụ nữ nghỉ hai ngày làm việc mỗi tháng.




Prasad cho rằng có rất nhiều thách thức khi thực hiện bất kỳ chính sách nào tại một đất nước rộng lớn như Ấn Độ, đặc biệt tại khu vực phi chính thức, nơi cần được giám sát nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu nó bắt đầu trong khu vực chính thức sẽ là sự chuyển biến trong suy nghĩ và giúp xóa bỏ thái độ kỳ thị kinh nguyệt ở Ấn Độ.



Dự luật Quyền lợi trong kỳ Kinh nguyệt ít khả năng được thông qua, nhưng nếu thành luật, nó sẽ mang lại phúc lợi cho phụ nữ làm việc trong ngành may mặc ở Tamil Nadu.



Tuy nhiên, những chính sách phúc lợi này hiếm khi mang lại lợi ích cho những người làm việc tại khu vực phi kinh tế chính thức của Ấn Độ. Điều này nghĩa là những phụ nữ làm việc trên cánh đồng mía ở Maharash vẫn phụ thuộc vào thái độ của chủ trang trại.



DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)

Các bài viết cũ:
    8 đập Trung Quốc chặn 40 tỉ m3 nước sông Mekong khiến mức nước xuống thấp kỷ lục (22-07-2019)
    Liên Hiệp Quốc: Thế giới có 821 triệu người nghèo đói (17-07-2019)
    Người di cư vì kinh tế hết cửa vào Mỹ (16-07-2019)
    Người biểu tình Hong Kong phản đối thương nhân Trung Quốc đại lục (14-07-2019)
    Trung Quốc kiểm soát tin tức bằng cách… đầu tư (10-07-2019)
    Thái Lan điều tra toàn quốc nạn ăn chặn tiền cơm trưa của học sinh (09-07-2019)
    Người Hong Kong biểu tình, lần này nhắm vào du khách Trung Quốc (07-07-2019)
    Thành phố Trung Quốc cấm đàn ông vén áo lộ bụng ngoài đường (05-07-2019)
    Cả năm ăn đồ hết hạn, ông bố tin 'hạn dùng' là chiêu ép bạn mua đồ mới (03-07-2019)
    Họa sĩ Canada mất việc sau khi vẽ Trump cạnh thi thể cha con người di cư (02-07-2019)
    Tranh cãi về lệnh cấm ống hút nhựa ở thủ đô Mỹ (30-06-2019)
    Người biểu tình Hong Kong gây sức ép với G20 về dự luật dẫn độ (26-06-2019)
    Nhân tài "rơi rụng" (25-06-2019)
    Nhà truyền giáo 'chữa bệnh' làm hại 100 trẻ em Uganda chết oan (23-06-2019)
    Đức giữ giá thuê nhà để cứu dân nghèo (20-06-2019)
    30 năm nữa, thế giới chen chúc thêm 2 tỉ người (19-06-2019)
    Chọn 'lấy chồng Trung Quốc', cô dâu Pakistan bị cưỡng hiếp tập thể (18-06-2019)
    Người Nhật sắp phải trả phí để xài túi nylon (16-06-2019)
    Vợ sinh con, nguy cơ đàn ông tự tử tăng 20 lần (10-06-2019)
    Gian lận thi cử: Cơ hội sửa sang nỗi xấu hổ (24-04-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152866276.